Vay Thế Chấp Là Gì? Điều Kiện – Quy Trình Vay Thế Chấp

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Vay thế chấp là một trong những hình thức vay vốn phổ biến nhất hiện nay. Thông qua hình thức này bạn có thể huy động vốn để đầu tư hoặc phục vụ cho các mục đích tiêu dùng của bản thân. Vậy vay thế chấp là gì? Điều kiện, quy trình vay thế chấp ra sao? Bài viết dưới đây của Ruttien247 sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn.

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp hay còn gọi là Equity Loan, là hình thức cho vay thông dụng của các tổ chức tín dụng và các ngân hàng có yêu cầu tài sản đảm bảo kèm theo. Những tài sản kèm theo này đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của đối tượng đi vay. Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ có trách nhiệm kiểm định và định giá của những tài sản này.

Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ thế chấp tài sản hoàn toàn khác với cầm cố tài sản. Đối với hình thức thế chấp tài sản, bạn sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bản thân để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ và không giao tài sản của mình cho bên cho vay. Còn đối với hình thức cầm cố tài sản, bạn sẽ phải giao tài sản của mình cho bên cho vay để có thể thực hiện giao dịch.

Vay thế chấp là gì
Vay thế chấp là gì

Ví dụ: Tuấn vay Bảo 100 triệu nhằm mục đích kinh doanh. Nếu trong thời gian vay, Tuấn chỉ giao các giấy tờ liên quan đến xe ôtô thuộc sở hữu của mình cho Bảo nắm giữ nhưng vẫn được sử dụng xe của mình tùy ý trong thời gian vay. Thì đó gọi là thế chấp tài sản. Còn nếu Tuấn đưa xe ôtô của mình cho Bảo nắm giữ và không có quyền được sử dụng cho đến khi hoàn thành việc trả nợ thì được gọi là cầm cố tài sản.

>>> Xem thêm: Vay tín chấp là gì? Ưu nhược điểm của vay tín chấp

Lợi ích của việc sử dụng hình thức vay thế chấp

Vay thế chấp giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho đối tượng đi vay. Dưới đây là những lợi ích vay thế chấp:

Quyền sử hữu tài sản của đối đi vay vẫn được duy trì trong thời gian vay: Ngân hàng chỉ giữ các giấy tờ liên quan đến chứng nhận quyền sở hữu tài sản trong thời hạn vay thế chấp nhằm phòng ngừa các trường hợp xảy ra rủi ro trong quá trình thanh toán nợ.

Tài sản thế chấp rất đa dạng: Chỉ cần đủ điều kiện là tài sản có giá trị và thuộc quyền sở hữu của mình thì người đi vay có thể đăng ký hình thức vay thế chấp.

Lãi suất vay thế chấp thấp hơn vay tín chấp: Đối với vay tín chấp, mức lãi suất dao động thường từ 16 đến 25%/năm. Còn đối với vay thế chấp, mức lãi suất sẽ dao động từ 10 đến 12%/năm. 

Lợi ích của việc sử dụng hình thức vay thế chấp
Lợi ích của việc sử dụng hình thức vay thế chấp

Hạn mức vay thế chấp lớn: Lên tới 70-100% giá trị của tài sản thế chấp. Do đó, hình thức này phù hợp với những đối tượng cần vay số vốn lớn.

Thời gian vay linh hoạt: Thời gian vay tín chấp sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của người đi vay, có thể đến 25 năm. Việc này giúp người vay thế chấp có thời gian chuẩn bị để thanh toán nợ đúng hạn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng an toàn, nhanh chóng tại Ruttien247

Điều kiện để thực hiện vay thế chấp

Để có thể tạo điều kiện tối đa cho những đối tượng đang có nhu cầu về vốn, điều kiện vay thế chấp của các ngân hàng, tổ chức tín dụng hiện nay khá đơn giản:

Độ tuổi: Từ 18 trở lên tại thời điểm đi vay

Sinh sống và làm việc tại khu vực có chi nhánh ngân hàng hoạt động

Có thu nhập thường xuyên và ổn định nhằm đảm bảo khả năng trả nợ

Tài sản vay thế chấp có giá trị lớn hơn hoặc bằng khoản vay

Người vay không có lịch sử nợ xấu

Mục đích vay phù hợp với các quy định của pháp luật

Điều kiện để thực hiện vay thế chấp
Điều kiện để thực hiện vay thế chấp

Quy trình các bước vay thế chấp

Đối tượng vay vốn có thể lựa chọn đăng ký vay thế chấp theo 2 cách là: Vay kiểu truyền thống (đến trực tiếp quầy giao dịch để đăng ký vay) hay đăng ký vay thế chấp bằng hình thức online.

Quy trình các bước vay thế chấp
Quy trình các bước vay thế chấp

Trường hợp vay kiểu truyền thống, thông thường được hướng dẫn thực hiện theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Cung cấp thông tin liên quan đến khoản vay của mình cho giao dịch viên như: Nhu cầu vay, mục đích vay vốn, loại tài sản thế chấp, thông tin cá nhân,…

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp, bao gồm:

  • Đơn đề nghị được vay vốn và kế hoạch trả nợ theo mẫu của ngân hàng 
  • Giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh nơi cư trú, gồm: Bản sao CMND hoặc CCCD hay hộ chiếu và sổ hộ khẩu.
  • Các giấy tờ liên quan đến mục đích vay như là: Hợp đồng mua nhà, phương án kinh doanh,…
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo như là: Sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu,…
  • Các tài liệu để chứng minh thu nhập cá nhân như là: Bản kê khai lương hàng tháng có xác nhận của cơ quan,…

Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay thế chấp

Bước 4: Ngân hàng xác nhận phê duyệt khoản vay.

Bước 5: Ngân hàng gửi thông báo, đồng thời tiến hành giải ngân cho khách hàng. Người đi vay cần kiểm tra cẩn thận các thông tin về lãi suất, thời gian cho vay, các điều khoản giải quyết tranh chấp,… sau khi nhận được hợp đồng cho vay thế chấp từ ngân hàng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng tại Ruttien247 đơn giản, uy tín

Trên đây là bài viết của Ruttien247 đã cung cấp các thông tin liên quan đến vay thế chấp là gì? Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn khi có nhu cầu vay thế chấp.

Đánh giá

Đối nét về admin2

Bài viết liên quan

Dịch Vụ

tin tức

07777 12643
07777 12643